So sánh màn hình tương tác thông minh các hãng trên thị trường
Vương Duy Thành
Thứ Sáu,
09/04/2021
Nội dung bài viết
Với sự phát triển như vũ bão của các dòng thiết bị tương tác nói riêng và màn hình tương tác nói chung, việc lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý đang ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với khách hàng. Nắm được những khúc mắc của khách hàng, DNC chúng tôi quyết định ra mắt series về chủ đề so sánh màn hình tương tác thông minh giữa các hãng dựa trên những tiêu chí đánh giá khác nhau.
Bài viết hôm nay sẽ là bài viết mở đầu của toàn bộ series, cũng là bài viết sẽ nêu giới thiệu tổng quan về những phân khúc màn hình đang xuất hiện trên thị trường cũng như một số tiêu chí để so sánh giữa các dòng màn hình tương tác khác nhau.
Có bao nhiêu phân khúc màn hình tương tác thông minh đang có mặt ở trên thị trường?
Hiện nay, màn hình tương tác thông minh đang trở nên cực kỳ phổ biến với hằng hà sa số các chủng loại khác nhau, và vẫn là thực sự khó khăn để có thể định vị phân khúc một cách chuẩn xác nhất. Nên vì thế DNC chúng tôi sẽ xếp loại các dòng màn hình dựa trên tiêu chí cơ bản nhất: GIÁ TIỀN.
Trên thị trường sẽ có tổng cộng là 3 phân khúc màn hình phổ biến nhất, đó là: phân khúc CAO CẤP (hay ĐẮT TIỀN), phân khúc TẦM TRUNG và phân khúc GIÁ RẺ.
- Những sản phẩm màn hình tương tác thông minh CAO CẤP thường sẽ có giá tối thiểu là từ 65-80 triệu VNĐ cho 1 model. Có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như SHARP, LG, SAMSUNG, VIEWSONIC, PKLNS,...
- Trong khi đó, các dòng màn hình tương tác thông minh TẦM TRUNG như GAOKE, AHA, INNO, NEWLINE,v.v... sẽ có giá tối thiểu từ 45-55 triệu VNĐ cho 1 model. Và thường thì khi đến với phân khúc tầm trung, các lựa chọn của khách hàng sẽ trở nên đa dạng, nhiều chủng loại hơn nữa.
- Về phân khúc màn hình tương tác giá rẻ, những dòng này thường không có thương hiệu hoặc thương hiệu ít người biết đến, và giá của những sản phẩm này sẽ dao động từ tầm 25-30 triệu VNĐ cho một model giá rẻ nhất. Đây là loại màn hình thường được lắp ráp dựa trên những sản phẩm tầm cao hơn, cũng như sao chép lại những tính năng cơ bản mà một dòng màn hình tương tác cần có, vậy nên khách hàng cần phải thật cẩn thận khi quyết định đầu tư vào loại này.
Nếu như phân chia theo cách như này, người mua hàng sẽ hiểu theo tâm lý đơn giản là hàng càng đắt thì chất lượng sẽ càng tốt hơn. Nhưng điều này chỉ đúng một phần. Đối với các mặt hàng công nghệ dạng như màn hình tương tác, những thứ đắt tiền sẽ đến từ chức năng, ứng dụng, các loại công nghệ tối tân hiện đại được sử dụng. Nhưng chỉ mỗi như thế thôi vẫn chưa đủ để cấu thành chất lượng của một sản phẩm được. Mà nó phải đến từ việc những công nghệ hiện đại, những ứng dụng phức tạp đó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của từng người dùng khác nhau hay không. Nói một cách đơn giản, không phải cứ đắt tiền là tốt nhất, mà còn phải tùy từng trường hợp để lựa chọn.
Tất nhiên, nếu như điều kiện kinh tế, khả năng đầu tư của người dùng lớn, thì hoàn toàn có thể đầu tư vào một dòng màn hình tương tác cao cấp như Màn hình tương tác SAMSUNG, sử dụng mượt mà và công năng ấn tượng, hay nói cách khác là nếu bạn có thừa tiềm lực tài chính dư giả thì bạn không cần phải đọc đến bài viết này. Thế nhưng nếu như bạn có tiền nhưng không dư giả và cần tính toán trước khi tiêu tiền, vẫn hoàn toàn có những giải pháp khác, dù không hiện đại bằng, không hoàn hảo bằng những loại cao cấp nhưng vẫn dễ dàng đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết nhất, mà giá lại còn rẻ hơn gấp đôi, như GAOKE chẳng hạn.
Không những thế, ngoài vấn đề về giá cả, những thông số kỹ thuật khô khan trên các dòng màn hình tương tác thông minh cũng cần được chú ý khi lựa chọn. Bởi vì đây mới chính là yếu tố cốt lõi giúp cho một người mua hàng không hiểu biết nhiều về kỹ thuật có thể biết được đâu là một dòng màn hình tương tác chất lượng, đâu là dòng màn hình đang được “thổi phồng” giá. Vậy nên trong phần tiếp theo của bài viết, DNC sẽ hướng dẫn quý vị về cách để so sánh những thông số và yếu tố kỹ thuật cần thiết giữa các lựa chọn của mình.
1. Về công nghệ màn hình, công nghệ hiển thị
Phần lớn các thiết bị hiển thị bây giờ đều sử dụng công nghệ LED (ngoại trừ máy chiếu), nên màn hình tương tác cũng không phải là ngoại lệ. So với khoảng vài năm về trước thì LCD cũng là công nghệ được áp dụng phổ biến, nhưng cho đến nay LED đã thể hiện được ưu thế vượt trội của mình về khả năng hiển thị, độ phân giải, màu sắc cũng như hiệu năng sử dụng dài lâu. Vậy nên khi lựa chọn màn hình tương tác, đặc biệt là những loại màn hình tầm trung, khách hàng cần để ý xem công nghệ hiển thị là LED hay là LCD, bởi vì một số thương hiệu có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua để thổi phồng giá tiền so với giá trị thực tế.
Các loại màn hình tầm trung thường có giá bán không chênh lệch nhau quá nhiều, nhưng vẫn có một số loại màn hình cố làm lơ đi phần công nghệ hiển thị để tăng giá một cách bất hợp lý.
Ngoài ra, người mua cũng nên xem xét và so sánh giữa các dòng cùng tầm giá nhau về những tính năng hiển thị cộng thêm như tính năng bảo vệ mắt, tính năng tự tinh chỉnh độ sáng để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
2. Về công nghệ cảm ứng
Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự “đắt tiền” của một chiếc màn hình tương tác thông minh trên thị trường. Công nghệ cảm ứng nói cách khác chính là thứ biến một chiếc TV thông minh trở thành một màn hình tương tác, và nó quyết định sâu sắc đến trải nghiệm xuyên suốt quá trình sử dụng của người dùng.
Các dòng màn hình tương tác bây giờ chủ yếu sử dụng công nghệ cảm ứng hồng ngoại bởi vì nó đem đến khả năng cảm ứng bằng nhiều công cụ khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ cảm ứng hồng ngoại đó là những nét chấm chạm, viết vẽ sẽ không được chân thực như khi sử dụng trên smartphone hay viết giấy thông thường. Chính vì thế nên một số thương hiệu màn hình nổi tiếng như SAMSUNG, LG, SHARP đã sử dụng các công nghệ cảm ứng hiện đại hơn như InGlass hay ERM, giúp tăng cường khả năng viết vẽ chân thực, sống động hơn. Nhưng đi cùng với sự hiện đại chính là chi phí cực kỳ đắt đỏ.
Ngoài ra, cảm ứng đa điểm cũng là một yếu tố cần được chú ý khi nhắc đến công nghệ cảm ứng. Số điểm chạm mà một chiếc màn hình thông thường có thể đạt được sẽ thường là 20 điểm chạm. Tuy nhiên một số dòng màn hình từ cao cấp, đến tầm trung vẫn có số điểm chạm ít hơn. Ví dụ như SAMSUNG FLIP 2 sử dụng công nghệ cảm ứng vô cùng ấn tượng để đánh đổi lại cho số điểm chạm ít đi. Chính vì thế nên giá thành của SAMSUNG FLIP 2 cũng được giảm xuống để phù hợp với giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên cũng có những thương hiệu màn hình sử dụng những cách thức truyền thông tinh vi nhằm qua mắt người tiêu dùng.
Ví dụ như màn hình tương tác Newline mặc dù vẫn ghi thông số cảm ứng là 20 điểm chạm, tuy nhiên đấy chỉ là thông số cảm ứng tại hệ điều hành Windows của OPS, còn khi chuyển sang Android số lượng chỉ còn là 10 điểm. Trong khi đó, cùng tầm giá là màn hình tương tác Gaoke vẫn có thể đem đến khả năng cảm ứng 20 điểm xuyên suốt cả 2 chế độ. Vậy nên trước khi chọn lựa, khách hàng cần lưu ý kỹ phần thông số kỹ thuật của từng sản phẩm mà mình đang theo dõi.
3. Về hệ điều hành, phần mềm, công cụ, ứng dụng
Hầu như tất cả những dòng màn hình tương tác phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đều được trang bị 2 hệ điều hành chính: Android có sẵn, Windows của OPS. Ngoại trừ một số loại màn hình như của Samsung là sử dụng hệ điều hành TIZEN 3.0, còn lại phiên bản Android cao cấp và phổ biến nhất năm 2021 chính là Android 8.0 đối với các loại màn hình tầm trung và cao cấp. Vậy nên khách hàng luôn luôn cần lưu ý xem sản phẩm màn hình tương tác mình đang có ý định mua đang sử dụng hệ điều hành nào, nếu không sẽ mua về giá trị không xứng với tầm giá.
Ngoài ra, mỗi một loại màn hình tương tác sẽ đều được tích hợp sẵn các phần mềm và ứng dụng của hãng hoặc của các thương hiệu công nghệ khác. Ví dụ như Gaoke thì sẽ luôn đi kèm với phần mềm 4K WHITEBOARD mô phỏng bảng viết phấn chân thực, và có thể dễ dàng cài đặt thêm các phần mềm soạn thảo giáo án hoặc thiết kế bài giảng.
Một điều lưu ý của khách hàng khi chọn đó chính là các phần mềm thuộc các hãng công nghệ nổi tiếng trên thế giới như Zoom, Google, Youtube nếu như được tích hợp sẵn trên màn hình tương tác ngay từ khi mua về thì sẽ dễ sử dụng hơn so với khi tự cài đặt.
4. Về những tính năng mở rộng
Những tính năng mở rộng ở đây chính là những tính năng giúp các thương hiệu màn hình tương tác cao cấp làm tăng giá trị cũng như đánh bóng tên tuổi của mình của mình. Những chức năng như tự động đo nhiệt độ, tự động đo nồng độ không khí trong phòng không phải lúc nào cũng cần thiết. Chính vì thế nên người mua cần lưu ý thật kỹ mỗi khi quyết định đầu tư cho một chiếc màn hình cao cấp bởi vì có thể các tính năng của nó sẽ không phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Thậm chí một số tính năng mở rộng trên những dòng màn hình cao cấp cũng xuất hiện ở những dòng màn hình tầm trung, như chức năng tạo và làm bài tập trắc nghiệm trên màn hình tương tác thông minh Gaoke.
Tuy nhiên vẫn có những tính năng mà thực sự đáng tiền trên các dòng cao cấp, điển hình chính là tính năng cảm ứng đa chiều. Tính năng này mặc dù trên dòng màn hình nào cũng có, nhưng để được xem như mượt mà nhất, thông minh nhất và đáng tiền nhất vẫn phải là trên các dòng màn hình tương tác cao cấp. Chúng tôi sẽ có một bài phân tích sự khác biệt cả thương hiệu cao cấp trong thời gian sắp tới để quý vị có thể biết rõ hơn.
Và trên đây là toàn bộ những chia sẻ tổng quan của DNC về cách so sánh màn hình tương tác các hãng trên thị trường. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho quý bạn đọc và rất mong những bài viết tiếp theo sẽ đón nhận được sự hưởng ứng các bạn.